THI CÔNG ÉP CỌC BÊ TÔNG LY TÂM GIÁ TỐT, CHẤT LƯỢNG NHẤT
Ép cọc bê tông ly tâm hiện đang được sử dụng phổ biến hiện nay, đây là một phương pháp mới với nhiều ưu điểm nổi bật hơn hẳn so với các loại cọc thông thường. Hãy cùng Tâm Phát chia sẽ kinh nghiệp và các thông tin khác về cọc bê tông ly tâm nhé.
1. Bê tông ly tâm là gì?
Bê tông ly tâm là loại cọc hiện đại, đặc biệt nhờ áp dụng công nghệ cao trong xây dựng. Cọc bê tông ly tâm có phần ngầm được thiết kế để khi đóng cọc có thể chịu được trong tải lớn. So với các loại cọc bê tông khác như cọc bê tông cốt thép, cọc khoan nhồi…thì cọc bê tông ly tâm có nhiều ưu điểm vượt trội hơn cả, điểm vượt trội trông thấy đó chính là khả năng chịu trọng tải lớn vô cùng tuyệt vời.
Thực tế thi công cho thấy cọc bê tông ly tâm khi thi công những công trình vừa và lớn ít bị nứt, có khả năng chống thấm giúp chông ăn mòn cốt thép. Ngoài ra đây là loại cọc còn được sử dụng nhiều bởi việc thi công đơn giản hơn, đáp ứng được yếu tố kỹ thuật cho mọi công trình.
Cọc bê tông ly tâm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại với bê tông được ứng suất trước kết hợp với quay ly tâm làm cho bê tông đặc, chắc, chịu được tải trọng cao, không nứt, tăng khả năng chống thấm, chống ăn mòn. Trên thị trường hiện tại phổ biến cọc bê tông ly tâm IBS và cọc bê tông ly tâm Fecon được sản xuất theo tiêu chuẩn cao JIS A 5335-1987 và JIS A 5337-1982 hoặc TCVN 7888:2008.
Xem thêm: Khoan cấy thép vào bê tông là gì?
2. Vì sao bê tông ly tâm lại được sử dụng nhiều?
Từ năm 2015 trở lại đây kinh tế Việt Nam có những sự phát triển vượt bậc. Ở các thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh thì trước đà kinh tế tăng trưởng nhu cầu sống ngày một cao hơn, mật độ dân số tại các tỉnh đổ về đây ngày một nhiều đã tạo đà phát triển cực mạnh cho thị trường bất động sản nhà ở.
Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về nhà ở các dự án chung cư, nhà ở lớn nhỏ được xây mới cũng ngày một tăng cao. Chính vì thế mà các dịch vụ khác như ép cọc bê tông cũng phát triển không ngừng về mặt kỹ thuật trợ giúp cho những công trình thêm vững chắc. Và cọc bê tông ly tâm dự ứng lực ra đời thay thế cho cọc vuông vốn mang nhiều khuyết điểm được chào đón rất nhiệt tình từ các CĐT.
3. Ưu điểm và nhược điểm của bê tông ly tâm
Chắc chắn 1 điều cọc bê tông ly tâm phát triển, thì nó sẽ khắc phục được rất rất nhiều nhược điểm của các loại bê tông kiểu cũ. Ngay từ dây truyền sản xuất, cọc bê tông ly tâm đã mang rất nhiều sự khác biệt so với đóng cọc bê tông vuông hay các loại cọc khác. Cọc được sản xuất theo dây truyền khép kín, đạt tiêu chuẩn TVCN 7888:2014 đây là tiêu chuẩn của quốc tế đề ra.
Cọc bê tông ly tâm được sản xuất ra gồm có 2 loại PC và PHC có kích thước cọc ly tâm như D300, D350, D400, D500, D600 có chiều dài hàng đại trà tại xưởng từ 6m đến 15m, Loại PC= Mác #600 ; PHC = #800.
3.1 Ưu điểm của bê tông ly tâm:
- Được sản xuất theo công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn TVCN 7888:2014
- Chịu uốn chịu dẻo cao
- Cường độ Cọc cứng hơn so loại cọc khác
- Chi phí và giá thành rẻ hơn rất nhiều so các loại cọc khác
- Chiều dài cọc linh hoạt theo thiết kế
- Chống ăn mòn bê tông
- Được sản xuất theo dây truyền nên cọc được đảm bảo chất lượng
- Thời gian thi công nhanh trong quá trình thi công
3.2 Nhược điểm của bê tông ly tâm:
- Chỉ sử dụng nhiều cho công trình dân dụng
- Cọc to quá khi di chuyển trên phố khó khăn
- Không có loại kích thước bé cho công trình dân dụng
Xem thêm: 7 Bước cắt bê tông đơn giản
4. Phương pháp thi công cọc ly tâm
Phương pháp được dùng ở đây là phương pháp ép tính, phương pháp này sẽ dùng máy ép dẫn động thủy lực ép ôm hoặc máy dẫn động thủy lực ép đỉnh để ép cọc.
4.1 Chuẩn bị trước khi thi công
Trước khi thi công phải kiểm tra cẩn thận máy, các tính năng và thiết bị của máy ép .Khi vận hành thử thiết bị phải tăng thêm 10~15% tải trọng dọc trục thiết kế của cọc để tiện kiểm tra toàn bộ tính ổn định hệ thống công suất của thiết bị phải lớn hơn 1.25 lần so với lực ép tối đa thiết kế đã quy định.
Kiểm tra chất lượng ngoại quan và ký hiệu cọc có được ghi rõ ràng không. Căn cứ vào bản vẽ thi công để đánh số thứ tự vị trí sơ đồ cọc ống, trắc định toàn bộ công trường hoặc là phân lô để đánh dấu vị trí cọc, độ chênh lệch không được vượt quá 20mm. Căn cứ theo phương án thiết kế tổ chức thi công, để xác định dây chuyền thi công theo tuần tự một cách hợp lý.Chú ý quan sát độ sâu của cọc đồng thời ghi chép lại lực ép tại độ sâu của thời điểm đó.
4.2 Yêu cầu về việc ép thử cọc bê tông ly tâm
Trước khi chính thức ép cọc, nên tiến hành ép thử cọc để xác định được lực tải trọng bước đầu của dọc trục cọc – Yêu cầu ép thử cọc như sau:
- Khi thi công ở những công trình nền móng có địa chất phức tạp số lượng tiến hành ép thử không dưới 2% nhưng không vượt quá 5 cọc.
- Quy cách ép thử cọc, độ dài và địa chất phải có tính tiêu biểu. Cọc ép thử nên chọn ở gần vị trí những lỗ đã khảo sát kỹ thuật.
- Phương pháp thi công ép và điều kiện thi công ép phải đồng nhất với cọc.
4.3 Trình tự ép cọc bê tông ly tâm
Căn cứ vào mật độ của cọc, nền móng và tổng thể công trường:
- Nếu mật độ cọc dày và cách khối kiến trúc xung quanh xa, ép cọc từ bên trong ra bên ngoài.
- Nếu mật độ cọc dày, địa bàn hẹp và dài, khi hai đầu cách khối kiến trúc xa, phải ép cọc từ giữa trước sau đó ép ra hai bên.
- Nếu mật độ cọc dày, khi khối kiến trúc giáp một bên thì tiến hành thi công từ phía giáp khối kiến trúc ra ngoài.
Căn cứ vào điều kiện địa chất tại công trình:
- Nếu công trường có diện tích lớn có một bộ phận mà tầng đất trên bề mặt có cát, có đá thì sẽ tiến hành thi công tai khu vực đó trước.
- Nếu tầng đất chịu lực có độ sâu hoặc độ sâu của cọc khi ép có sự chênh lệch lớn thì sẽ tiến hành ép cọc dài trước sau đó mới ép cọc ngắn.
Căn cứ vào tình hình quy cách của cọc và phân bố:
- Khi qui cách cọc không đồng đều thì phải ép cọc to trước sau đó mới ép cọc nhỏ.
- Nếu trong công trường có đài cọc lớn ( 30 cọc trở lên) phải tiến hành thi công đài cọc lớn trước sau đo thi công đài cọc nhỏ.
4.4 Phương pháp hàn nối cọc ống
- Khi nối: độ dài cọc từ mặt đất còn lại 0.5 ~ 1.0 m và đoạn dưới phải thẳng hoặc chênh lệch của độ thẳng không vượt quá 1%, gia tải lên cọc khoảng ( 10~15% ) tải trọng thiết kế trong suốt thời gian hàn nối để tạo tiếp xúc hoàn toàn giữa hai bề mặt bích.
- Khi hàn: Nếu dùng khí bảo vệ CO2, phải dùng 2 máy hàn tiến hành hàn đối xứng cùng một lúc. lớp hàn không được dưới hai lớp, phải hàn liên tục cho tới đầy mối hàn. Nếu dùng máy hàn thủ công, rãnh hàn trước tiên phải chấm từ 4 điểm đến 6 điểm đối xứng nhau, đợi trên dưới cọc cố định sau đó mới tiến hành phân lớp hàn..Sau khi hàn xong phải để nguội tự nhiên thời gian không dưới 3 phút, nghiêm cấm dùng nước đổ vào làm nguội hoặc hàn xong hạ cọc ngay.
4.5 Quy định cắt cọc và ép tâm
Sau khi ép xong 1 cọc, nếu trên mặt đất thừa ra một đoạn cọc thì phải cắt bỏ trước khi di chuyển máy, phải dùng cưa chuyên dùng để cắt cọc bê tông, nghiêm cấm lợi dụng dùng máy ép di chuyển đẩy gẫy cọc.
Khi ép âm đỉnh cọc tiếp xuống với mặt đất, phải kiểm tra chất lượng và độ thẳng của cọc, sau khi kiểm tra đạt tiêu chuẩn lập tức tiến hành ép cọc, phải tác nghiệp liên tục. Khi công trình sử dụng đa số là cọc ngắn hoặc tầng đất chịu lực là đất phong hóa có địa chất mềm có thể phải ép lại, độ sâu của cọc không vượt quá 1.5m. Lực ép âm tối đa thông thường không cho phép vượt quá lực ép ôm thân cọc 1.1 lần. Sau khi hạ cọc, lỗ cọc phải che đậy kịp thời để bảo đảm an toàn lao động.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hay thi công công trình vui lòng liên hệ với Tâm Phát để được phục vụ tốt nhất. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Email: huynh.letrong.97@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/profile.php?id=100068600718613
Liên hệ: 0911 611 826 – 0901 29 02 10
Có thể bạn quan tâm
Dịch vụ khoan cắt bê tông quận 9 uy tín chuyên nghiệp
DỊCH VỤ THU MUA XÁC NHÀ CŨ BẠC LIÊU UY TÍN GIÁ TỐT NHẤT
DỊCH VỤ THU MUA XÁC NHÀ CŨ LONG AN UY TÍN GIÁ TỐT NHẤT